menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lâm An

Xung đột, dịch bệnh và lạm phát: Ba câu hỏi hóc búa của Fed

Theo hãng tin Reuters, vào tháng 12/2021 hầu hết các quan chức của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đều cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế và thị trường lao động khởi sắc, Fed có thể tăng lãi suất ở mức độ vừa phải để kiềm chế lạm phát, khi đó vấn đề đơn giản hơn rất nhiều vì chỉ có sự phiền phức của dịch bệnh.

Hiện nay, ngoài khủng hoảng y tế công cộng, còn có thêm xung đột Nga-Ukraine, khi các quan chức hoạch định chính sách của Fed nhóm họp vào tuần này, họ sẽ phải đánh giá xem triển vọng sáng ngời nhận định nói trên đã bị hủy hoại ở mức độ nào, cũng như kỳ vọng nền kinh tế “hạ cánh mềm” liệu đã suy giảm, thậm chí hoàn toàn tiêu tan hay chưa.

Khi cuộc họp kéo dài 2 ngày kết thúc vào ngày 16/3, Fed được dự báo sẽ nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là dự báo của các nhà hoạch định chính sách về biên độ tăng lãi suất trong năm nay và năm sau. Fed cần tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát vượt dự báo trước đó của họ.

Nếu kỳ vọng của Fed đối với lãi suất quỹ liên bang (FFR) cao hơn mức được coi là trung tính 2,5% thì bầu không khí nội bộ của Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - đã có sự thay đổi. Để đưa giá cả trở lại mục tiêu, các ủy viên của FOMC cho rằng cuối cùng cần phải kiềm chế nền kinh tế, thậm chí có thể đối diện với rủi ro suy thoái kinh tế cao hơn. Vào tháng 12/2021, hầu hết các quan chức hoạch định chính sách của Fed dự báo lãi suất chỉ cần tăng lên mức 2,1% vào cuối năm 2024.

Nhóm chuyên gia phân tích của ngân hàng đầu tư Piper Sandler cho rằng FOMC chắc chắn sẽ bắt đầu tăng lãi suất, vấn đề mọi người muốn biết là động thái tiếp theo của Fed sẽ như thế nào. Nếu dự báo mới cho thấy mục tiêu lãi suất quỹ liên bang sẽ vượt qua mức 2,5% trong vài năm tới, điều này ám chỉ phần lớn các ủy viên của FOMC rất lo ngại lạm phát và sẽ bất chấp rủi ro suy thoái kinh tế để nhanh chóng kiềm chế lạm phát. Đây là sự phát triển mang tính "diều hâu" rất mạnh mẽ.

Đảo ngược chính sách

Fed dự định công bố nội dung cuộc họp chính sách và cập nhật dự báo kinh tế quý vào lúc 18 giờ ngày 16/3. Nửa tiếng sau đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ tổ chức họp báo.

Các nhà đầu tư dự đoán, cuối cùng Fed sẽ nâng lãi suất lên ngưỡng thấp hơn mức trung tính, bởi vì nếu lãi suất cao hơn có thể sẽ dẫn đến một số cú sốc, thậm chí có thể “đảo ngược” đường cong lợi suất.

Có thể nói rằng đây sẽ là thời khắc quan trọng nhất mà Fed đối mặt kể từ mùa Xuân năm 2020 đến nay. Mùa Xuân năm 2020, các quan chức hoạch định chính sách cam kết thông qua hạ thấp lãi suất quỹ liên bang về mức gần bằng 0% và bắt đầu mở rộng quy mô mua trái phiếu để hỗ trợ không giới hạn nền kinh tế bị dịch bệnh tấn công. Khi đó, điều khiến mọi người quan ngại nhất là tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, Fed cam kết áp dụng mọi biện pháp cần thiết, bảo vệ các gia đình và doanh nghiệp ổn định tình hình tài chính vượt qua khủng hoảng.

Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm mạnh xuống còn 3,8%, là mức rất thấp trong lịch sử, các gia đình cũng nhận được tiền mặt dồi dào từ chương trình trợ cấp của chính phủ liên quan đến dịch bệnh.

Tỷ lệ lạm phát cao hơn gấp ba lần so với mục tiêu 2% của Fed, đồng thời cũng là một vấn đề chính trị nóng bỏng. Lạm phát đã trở thành mối đe dọa chủ yếu, không chỉ thách thức năng lực ra quyết sách của Fed, mà còn hồi sinh bóng ma của cuộc khủng hoảng tương tự thập niên 1970.

Fed dự kiến sẽ sớm tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cao. Dựa vào tiêu chuẩn này để đánh giá, Fed chưa bao giờ để cho lạm phát lên cao như vậy mà không tăng lãi suất để ứng phó. Lãi suất chính sách hiện nay đang gần 0%, trước đây chưa bao giờ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lạm phát như vậy.

Tuần này Fed không chỉ đảo ngược biện pháp khẩn cấp trong thời kỳ dịch bệnh, mà còn phải chỉ ra sai lầm cho công chúng, tìm hiểu phải làm thế nào để cùng lúc cân nhắc cả địa kinh tế lẫn chính trị, đồng thời giải thích làm cách nào để có thể tránh kìm hãm việc mở rộng nền kinh tế hiện nay.

Chu kỳ tăng lãi suất của Fed thường có định hướng đặc biệt riêng, đưa vào các từ ngữ diễn đạt kiểu như “thận trọng” hoặc “từng bước” trong tuyên bố chính sách để chuyển tải bước đi tăng lãi suất dự kiến. Gần đây, ông Powell luôn sử dụng các từ ngữ không rõ ràng như “linh hoạt” để mô tả chính sách dự kiến, bao gồm việc ổn định tăng lãi suất của năm nay, tuy nhiên để ứng phó với các sự kiện và tình hình diễn biến nhanh có thể phải đẩy nhanh hoặc kìm hãm tốc độ.

Tim Duy, nhà kinh tế trưởng của công ty tư vấn SGH Macro Advisors, nhấn mạnh, dữ liệu và tình hình trong những tuần gần đây đều không có lợi cho Fed.

Thay đổi luật chơi

Danh sách những vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách cần suy ngẫm trong tuần này quả thực rất dài.

Kể từ cuộc họp chính sách lần trước vào cuối tháng Một đến nay, lạm phát không cho thấy dấu hiệu chậm lại đáng kể, điều này khiến cho lập trường hiện nay của Fed tiếp tục rời xa tăng trưởng kinh tế. Triển vọng lạm phát dài hạn cũng bắt đầu gia tăng, Fed đặc biệt quan tâm triển vọng lạm phát dài hạn, bởi vì điều này có thể phản ánh liệu Fed có mất đi tín nhiệm của công chúng đối với năng lực kiểm soát giá cả hay không.

Xung đột Nga-Ukraine chưa có phương án giải quyết rõ ràng, hơn nữa có thể làm gia tăng giá năng lượng, hủy hoại hơn nữa chuỗi cung ứng, thậm chí sắp xếp lại thương mại và quản trị toàn cầu, điều này có thể đồng nghĩa với giá cả sẽ tiếp tục leo thang, từ đó dẫn đến lạm phát cao hơn. Mặt khác, có dấu hiệu cho thấy tình hình dịch bệnh đang thuyên giảm, điều này có thể tăng thêm động lực phục hồi mạnh mẽ. Theo số liệu công bố đầu tháng, việc làm tăng mạnh trong tháng Hai, vượt qua kỳ vọng, đồng thời số liệu tháng 12/2021 và tháng Một được điều chỉnh tăng. Việc tạm ngừng tăng lương trong tháng Hai đã giảm nhẹ sự lo ngại của mọi người về việc tiền lương và vật giá có thể bắt đầu kéo nhau cùng tăng.

Số liệu gần đây của Fed cho thấy, đến năm 2021, tiết kiệm của các hộ gia đình vẫn ở mức cao, điều này đã cung cấp bộ đệm tiết kiệm, giúp người Mỹ có thể chấp nhận chi phí khí đốt tự nhiên và thực phẩm đắt đỏ hơn nhưng không phải cắt giảm chi tiêu các lĩnh vực khác.

Khi điều trần trước Quốc hội vào đầu tháng này, ông Powell xác định rõ trọng điểm quan tâm của ông là lạm phát, nếu tốc độ tăng giá không giảm sẽ sẵn sàng tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm, thậm chí lớn hơn. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed cũng thừa nhận, thế giới đang thay đổi phức tạp hơn, cần phải có thời gian mới có thể hiểu được.

Ngày 2/3, ông Powell phát biểu trước Ủy ban Dịch vụ tài chính Hạ viện Mỹ rằng xung đột Nga-Ukraine đã làm thay đổi luật chơi và điều này sẽ đi cùng chúng ta trong một thời gian rất dài. Bên cạnh đó, còn có một số sự kiện sẽ xảy ra, chúng ta không biết ảnh hưởng thực sự đối với nền kinh tế Mỹ sẽ như thế nào. Chúng ta không biết liệu những ảnh hưởng này có lâu dài hay không.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại